Nguyên nhân khiến ổ cắm bị chập cháy và cách để tránh làm quá tải ổ cắm điện trong nhà

Ổ cắm điện bị chập cháy sẽ gây ảnh hưởng tới các thiết bị điện trong nhà và nguy hiểm đến an toàn người sử dụng. Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến ổ cắm bị chập cháy và cách phòng tránh khi sử dụng ngay nhé.

1. Nguyên nhân khiến ổ cắm điện bị chập cháy

1.1 Thói quen sử dụng không an toàn 

Một số thói quen như vừa sử dụng điện thoại vừa sạc hay dùng các thiết bị điện với công suất lớn nhưng quên tắt sẽ khiến dẫn đến tình trạng ổ cắm nóng dẫn đến tình trạng ổ cắm điện bị chập cháy, gây nguy hiểm đến tính mạng.

1.2 Một ổ cắm điện cắm nhiều thiết bị điện khác nhau

Thực tế hiện nay, mỗi ổ cắm điện thường có tiêu chuẩn chịu được công suất tối đa là 3000W. Nhưng nếu bạn sử dụng từ 3 – 5 thiết bị mà công suất tổng lên tới từ 7000 – 8000W cho một ổ cắm thì sẽ sẽ gây quá tải điện, dẫn đến tình trạng ổ cắm điện bị chập cháy.

1.3 Nối dài nhiều ổ điện từ 1 ổ gốc

Thói quen nối dài nhiều ổ điện với nhau từ một ổ cắm gốc sẽ gây tình trạng quá tải cho ổ cắm gốc mà nhiều gia đình vẫn thường áp dụng.

1.4 Không lắp đặt CB chống giật

Đa số nhiều gia đình sẽ không trang bị CB chống giật, nên dễ dẫn đến tình trạng quá tải, gây ra chập cháy và nổ. Cách tốt nhất, bạn nên lắp đặt thêm hệ thống CB chống giật, chống quá tải cho mạng điện để khi có sự cố.

Đồng thời, thiết bị này dễ dàng ngắt để bảo vệ các vật dụng điện trong nhà. Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân khác khiến ổ cắm điện bị chập cháy như: Ổ điện bị dính nước, hệ thống điện gần nơi có độ âm cao, đường dẫn nước âm tường bị rò rỉ,…

1.5 Dây dẫn ổ cắm điện không đủ tải 

Tiết diện của dây dẫn điện được dùng để biểu thị khả năng chịu tải về công suất hay cường độ dòng điện của các thiết bị điện trong hệ thống. Do vậy, nếu bạn sử dụng dây dẫn điện có tiết diện nhỏ hơn so với nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện, dây không đạt yêu cầu dẫn điện về công suất của nguồn điện quá cao tạo ra quá tải. 

Dây dẫn điện có nhiệt lượng cao có thể phá hủy lớp vỏ bảo vệ bên ngoài và gây ra sự cố ổ cắm điện bị chập cháy.

1.6 Sử dụng ổ cắm kém chất lượng 

Trên thị trường có khá nhiều loại ổ cắm với giá cả khác nhau, người tiêu dùng nếu không chú ý có thể dễ dàng mua phải những loại kém chất lượng, không nhãn mác. Chất liệu sử dụng dây có nhiều tạp chất, độ đàn hồi thấp dễ dẫn đến tình trạng tải điện kém và cháy nổ.

2. Cách để tránh làm quá tải ổ cắm điện trong nhà

2.1 Phân loại thiết bị theo công suất

Mỗi ổ cắm điện thường có chịu tải lực tối đa khoảng 3.000W – 3.500W nên việc đầu tiên bạn cần làm là phân loại thiết bị điện theo công suất. Cụ thể với từng loại như sau: 

- Thiết bị công suất lớn như: bàn ủi (2.800W), máy hút bụi (2.000W), máy sấy (2.100W), máy giặt (2.200W),… 

- Thiết bị công suất nhỏ: Tivi (70W),  đèn bàn học (5W), máy tính xách tay (160W), Cục Wifi (10W),… 

Từ việc phân loại như trên, bạn nên sử dụng chung một ổ điện đối với những loại thiết bị có cùng công suất. Không nên cắm chung những thiết bị điện có công suất lớn cùng nhau như máy giặt, máy hút bụi hay bàn ủi bởi sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng quá tải điện áp, có thể khiến ổ cắm điện bị chập cháy.

 

2.2 Không nên nối dài các ổ điện

Thói quen nối dài các ổ điện với nhau từ một ổ cắm gốc, có thể gây tình trạng quá tải cho ổ cắm gốc. Thay vào đó, bạn nên sử dụng hẳn luôn một ổ cắm dài, đồng thời cũng nên phân loại các thiết bị điện cắm vào ổ điện sao cho không xảy ra tình trạng ổ cắm điện bị chập cháy

2.3 Mua ổ cắm uy tín, chất lượng

Việc mua các loại ổ cắm đến từ những thương hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc rõ ràng sẽ giảm thiểu sự cố xảy ra khi sử dụng. Vì hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất theo quy trình nhất định và kiểm tra chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.

Chưa hết, bạn sẽ được nhà sản xuất khuyến nghị và hướng dẫn sử dụng ổ cắm điện trên bao bì sản phẩm, cùng với chế độ bảo hành uy tín, giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi dùng, giảm bớt nỗi lo ổ cắm điện bị chập cháy khi sử dụng.

2.4 Sử dụng bộ bảo vệ và chống đột biến điện

Ổ cắm được trang bị bộ chống đột biến điện (SPD) sẽ giúp cho thiết bị điện có khả năng hoạt động bình thường và tránh làm giảm tuổi thọ của sản phẩm khi xảy ra tình trạng đột biến điện áp. Hiện tượng tăng điện áp hoặc giảm điện áp có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:

- Đóng - mở các thiết bị đột ngột trong nhà như: bật - tắt đèn, mở bình nóng lạnh, sử dụng máy hút bụi,… làm điện áp bị tăng hoặc giảm đột ngột các thiết bị điện đang chạy.

- Xảy ra hiện tượng xung điện (từ việc sét đánh) có thể được tạo ra trong hệ thống cáp dây điện.

Hiện tại, nhiều nhà sản xuất tích hợp cả bộ chống đột biến vào trong ổ điện để phòng tình trạng ổ cắm điện bị chập cháy. Nếu thấy đèn không còn sáng thì bạn nên thay ổ cắm mới bởi nó đã hấp thụ sự đột biến của năng lượng. Thời gian sử dụng ổ cắm thường dao động trong khoảng 2 năm.

Bình luận

Top